Đang tải dữ liệu ...
Trang chủ

SO SÁNH GIỮA INVENTOR , FUSION 360 VÀ SOLIDWORKS

Thị trường CAD đang trở nên sôi động và khó khăn trong việc chọn lựa phần mềm phù hợp nhất dần trở nên khó khăn. Sau đây là sự so sánh giữa Inventor, Inventor LT, Fusion 360 và Solidworks.



Autodesk đã xây dựng tiếng tăm vững chắc với vai trò là người dẫn đầu trong ngành công nghiệp phần mềm CAD. Kể từ phiên bản AutoCAD đầu tiên phát hành năm 1982, công ty đã tiến tới phát triển một bộ phần mềm thiết kế đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, kỹ sư, kiến trúc sư và vô số những chuyên gia khác. Phát triển nhanh tới ngày nay và Autodesk đã đuổi kịp với sự thay đổi của các ngành công nghiệp và công nghệ mới để cho ra các phần mềm giúp người dùng xây dựng từ những giai đoạn đầu của thiết kế cho tới sản phẩm hoàn chỉnh.

Inventor được giới thiệu năm 1999 như là một ứng dụng CAD đệ xây dựng nguyên mẫu 3D trong việc phát triển sản phẩm. Autodesk phát hành Inventor LT, phiên bản dung lượng nhẹ, phiên bản giản hóa của Inventor năm 2007. Fusion 360 bước vào thị trường năm 2013 và là công cụ CAD 3D đầu tiên, mang lại cho người dùng công nghệ lưu trữ đám mây là công cụ để cải thiện khả năng truy cập, các dự án điều phối và khả năng tương tác xuyên suốt nhiều hệ thống. Trong khi các sản phẩm của Autodesk thường bổ trợ cho nhau, Solidworks lại cạnh tranh trực tiếp.

Solidworks có ba phiên bản: Standard, Professional và Premium, thường xem như những đối thủ thay thế cạnh tranh với các chương trình của Autodesk. Đương nhiên, mỗi người dùng CAD luôn cho rằng phần mềm họ đang dùng là tốt nhất. Có rất nhiều sự cạnh tranh trong thị trường CAD, và đó thường có thể là cố gắng áp đảo để xác định phần mềm nào là tốt nhất cho nhu cầu của bạn. Redstack có thể giúp người dùng bằng cách giới thiệu mỗi chọn lựa cho những ai chưa quen và có một cái nhìn cận cảnh khi so sánh các chương trình này với nhau.


Giới thiệu những đối thủ cạnh tranh chính

Fusion 360 Inventor Professional
Inventor LT SolidWork

Fusion 360


- Tạo hình dạng tự do freeform, khối đặc, sử dụng tham số và mô hình dạng lưới

- Chức năng mô phỏng & thử nghiệm
- Nhập, xuất dữ liệuThiết kế lắp ráp
- Chứa năng lập trình CAM
- Hỗ trợ in 3D
- Tích hợp đám mây
- Chức năng thiết kế kim loại tấm (cập nhật mới tháng 8/2017)

Nhờ vào chức năng lưu trữ đám mây của Fusion 360, chương trình có thể chạy trơn tru trên cả MacOS và Windows, với các tính năng đầy đủ như nhau trên cả hai hệ điều hành. Công nghệ đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu dễ dàng, có thể truy cập từ nhiều máy tính, và chia sẻ dữ liệu với số lượng người dùng không giới hạn. Fusion 360 có giao diện người dùng trực quan với các phím tắt Autodesk quen thuộc và thanh công cụ cô đọng với mỗi icon chứa nhiều công cụ khác nhau. Hộp công cụ này cũng có thể tùy biến thông qua tính năng tìm kiếm lệnh thi hành. Fusion 360 còn cung cấp một bộ công cụ tạo hình thiết thực và chương trình có thể dễ dàng xử lý nhiều linh kiện và thành phần cho cấu kiện trong mỗi dự án riêng biệt, và cũng có thể xuất nhập nhiều định dạng file.

Thiết kế máy bay mang tên "The Sandpiper” của Christian Grajewski là một ví dụ điển hình cho những gì có thể làm được với Autodesk Fusion 360.

Inventor LT
- Tạo hình dạng tự do freeform và tham số modeling
- Chức năng định nghĩa dựa trên mô hình MBD
- Chỉnh sửa trực tiếp với Direct editing
- Xuất nhập dữ liệu CAD 3D
- Khả năng tương tác với dữ liệu DWG
- Xuất dữ liệu PDF 3D


Inventor LT là phiên bản dung lượng nhẹ của Inventor cung cấp những tính năng tiêu chuẩn của phiên bản đầu đủ trong mội gói phần mềm nhỏ hơn. Chương trình này mang lại khả năng lĩnh hội cho người dùng nhanh hơn so với những chương trình khác bởi nói khá dễ dàng sử dụng và là giải pháp hữu hiệu cho những người mới bắt đầu học thiết kế cần sử dụng CAD trong công việc của mình. Inventor LT sử dụng tốt nhất cho việc thiết kế và tạo hình linh kiện 3D, cũng như đưa chúng vào các quy trình 2D sử dụng thông số cấp độ linh kiện. Chương trình còn cho phép tạo ra các bản vẻ DWG sử dụng trong chế tạo. Tương tự như Fusion 360, giao diện người dùng có tính tương tác cao và những ai đã có kinh nghiệm với các sản phẩm Autodesk đều không gặp khó khăn để thích nghi. Với các công cụ chỉnh sửa trực tiếp và chức năng vẽ hình dạng tự do, đây là một công cụ cự kỳ linh hoạt rất lý tưởng cho các dự án nhỏ, đặc biệt khả năng tương tác cao với AutoCAD mà nó có được. Các sản phẩm này được gói gọn chung trong bộ AutoCAD Inventor LT Suit tiện lợi.

Inventor Professional


- Tạo hình tự do linh hoạt với freeform, khối đặc, và tham số mô hình
- Mô phỏng chuyển động, động lực học
- Thiết kế lắp ráp, và lắp ráp với mô hình lớn
- Thiết kế chi tiết cơ khí, kim loại tấm và chi tiết nhựa
- Tương tác hoàn hảo với mọi tập tin CAD
- Xuất tập tin PDF 3D
- Chức năng thiết kế và thử nghiệm khung dây Frame
- Nhiều chọn lựa cho tự động hóa
- Chức năng tạo hình dạng, tối ưu hóa hình học, vật liệu
- Chức năng tách mặt phân khuôn và thiết kế hoàn thiện khuôn ép nhựa
- Chức năng thiết kế đường ống công nghệ, dây cáp điện 3D

Phiên bản chuyên nghiệp đầy đủ chức năng của Inventor cung cấp những tính năng như Inventor LT, ngoài ra còn thêm rất nhiều tính năng khác. Trước tiên và hơn hết thảy, Inventor cực kỳ linh hoạt trong tiếp cận công việc thiết kế, cung cấp cho người dùng ba mô hình khác nhau: Dạng tự do, thông số và hiệu chỉnh trực tiếp. Điều này mang lại cho người dùng một loạt nhũng công cụ hữu dụng để hoàn thành dự án của họ với chất lượng cao nhất nhưng ít tốn sức nhất. Trong khi Inventor LT chỉ tập trung vào thiết kế linh kiện và thành phần, Inventor Professional cho phép người dùng hợp thể các thành phần thành một để quan sát toàn bộ kết cấu sản phẩm, ngoài ra còn chỗ trợ kết xuất hình ảnh thực.

Cũng như các sản phẩm cũa Autodesk đã thảo luận trước đây, giao diện của sản phẩm rất trực quan, tuy nhiên Inventor cũng cho phép khả năng tùy biến rất cao. Người dùng có thể cấu hình cho các thiết kế của mình mà không cần kiến thức chuyên biệt về lập trình bằng cách sử dụng các thông số tự định nghĩa trong việc kết nối các đoạn mã code mà họ có thể kéo thả d8ễ dàng để tạo quy luật và tính logic. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thơi gian cho các nhà thiết kế. Inventor còn có thể xuất nhập tập tin CAD trong khi vẫn giữ lại những liên kết cần thiết trong file.

SolidWorks

- Chức năng vẽ CAD 2D và 3D
- Tạo hình chi tiết và lắp ráp
- Tự động hóa thiết kế
- Chuyển động và mô hình hóa
- Các công cụ phân tích chuyển đầu tiên
- Nhập tập tin CAD nâng cao
- Kiểm tra giao diện




Solidworks có lẽ được so sánh nhiều nhất với Inventor Professional về việc nó liên quan ra sao với các sản phẩm của Autodesk. Sản phẩm này có khả năng tạo hình linh kiện và cấu kiện 3D cũng như tạo bản vẽ 2D. Phiên bản cao cấp được nâng cấp với các công cụ kết xuất hình ảnh cũng như nhiều tính năng khác. Solidworks cho phép tùy biến bàn phím toàn bộ, tức người dùng có thể thiết lập các shortcut và phím tắt, cùng với thiết lập ra dấu bằng chuột cho phép người dùng thiết kế giao diện theo ý thích riêng. Với các tính năng như Instar3D (Phiên bản Solidworks của tính năng push/pull của Autodesk) và các công cụ tạo viền, người dùng có thể làm được nhiều việc. Quy trình tham chiếu linh kiện của Solidworks có thể phức tạp với các dự án cấu kiện theo phương thức từ trên xuống, tuy nhiên các công cụ để thực hiện tất cả đều sẵn có. Solidworks chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows, vì thế nhiều người dùng của MacOS có lẽ phải chọn một sản phẩm khác thay thế.

Những sản phẩm này ra sao khi so sánh với nhau?

Inventor vs Fusion 360
Trước tiên về mặt cảm quan có một số khác biệt giữa hai chương trình này. Fusion 360 đẹp và hiện đại, trong khi Inventor có thiết kế mang tính công nghiệp và phức tạp hơn nếu so sánh, và cả hai đều tận dụng một menu đánh dấu và các lệnh thi hành cảm ngữ cảnh. Fusion 360 cung cấp gọn gàng hơn các công cụ tạo hình 3D vốn quá đa dạng, trong khi khả năng xử lý cấu kiện của Inventor vượt trội hơn so với Fusion 360. Chế độ cấu kiện trong Fusion 360 cho phép các kinh kiện được tạo ra trong cùng một môi trường, trong khi Inventor hướng đến các thành phần trong cấu kiện. Fusion 360 có phần hạn chế vầ các công cụ vẽ bởi nó liên quan đến Inventor.


Cả hai chương trình đều có chức năng giả lập như nhau, tuy các hiệu ứng kết xuất hình ảnh có khác nhau (dù tương đồng về khả năng xử lý). Khả năng lưu trữ đám mây của Fusion 360 là điểm hấp dẫn lớn cho những người làm việc có nhu cầu điều phối cao, nhưng với nâng cấp A360 của Inventor cũng cnug cấp dịch vụ lưu trữ tương đương. Hai công cụ CAD này không cạnht ranh với nhau nhiều bởi chúng có những ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực. Inventor tốt hơn hẳn khi so về mức độ phù hợp trong những ứng dụng về cơ khí và kỹ thuật, trong khi Fusion 360 mạnh hơn trong thiết kế sản phẩm hàng tiêu dùng. Có nhiều chuyên viên thiết kế sử dụng cả hai để tận dụng những ưu điểm của chúng, điều này giải thích lý do Autodesk gói gọn trong bộ sản phẩm Product Design Collection, bao gồm cả Inventor Professional và Fusion 360 cùng với AutoCAD và các tính năng hữu ích khác.


Inventor vs SolidWorks
Trong khi Solidworks giành điểm với khả năng cao về tùy biến trong giao diện, và khả năng làm chủ các công cụ thiết kế hữu ích, có thể dễ dàng thấy rằng nó thiếu nhiều thứ khi so sánh với Inventor. Trước tiên, Inventor có tính năng tạo mô hình lai sử dụng các công cụ tạo hình bằng tham số và tạo hình trực tiếp, tuy nhiên người dùng có thể định nghĩa tham số cho mô hình trực tiếp. Chức năng tạo mô hình có độ linh hoạt cao của Inventor dựa trên T-splines và cho phép người dùng không hạn chế các lựa chọn tạo nét mà không cần thỏa mãn tính liên tục bề mặt. Inventor cũng nổi bật với công cụ tự động hóa thiết kế cho phép khi cần thiết tự động bất cứ chi tiết nào trong mô hình 3D hay bản vẽ 2D.

Solidworks có phần mở rộng để thực hiện điều này, tuy nhiên vẫn có những hạn chế tương đối so với Inventor. Sau cùng, Inventor có thể tạo ra cả những thiết kế 3D bảo hộ về điện cũng như đồng bộ những bản vẽ 2D giản lược (và ngược lại) có khả năng cập nhật tự động khi có những thay đổi trong môi trường bên này hoặc bên kia. Trong khi Solidworks Premium, bản tích hợp cao nhất của phần mềm có khả năng thực hiện các thiết kế bảo hộ điện 3D, Soliworks thực sự còn một khoảng cách để đuổi kịp khả năng của Inventor Professional. Chúng tôi cũng đã thực hiện thêm một số so sánh chi tiết giữa Inventor và Solidworks ở đây.

Inventor vs Inventor LT
Như đã đề cập, Inventor LT đơn thuần là phiên bản gọn nhẹ của Inventor Professional. Sự khác biệt chủ yếu chính là Tên gọi tương xứng Professional với các tín năng nổi bật nổi bật ở cấp độ chuyên nghiệp. Bao gồm những tính năng dùng trong cấu kiện cho phép người dùng xây dựng các thiết kế cơ khí vận hành cũng như cung cấp các công cụ người dùng cần. cho việc phân tích. Các tính năng thiết kế bổ sung bao gồm kim loại tấm, hệ thống điện, ống dẫn và đường ống, cũng như chức năng tạo tài liệu. Inventor Professional cũng cho phép người dùng giả lập như thật các điều kiện thực tế để đảm bảo các thiết kế đáp ứng mà sản phẩm thực tế yêu cầu. Inventor LT thiết kế gọn nhẹ không có nghĩa là một giải pháp CAD yếu kém, tuy nhiên nó thích hợp cho những dự án nhỏ và đơn giản hơn.

Fusion 360 vs SolidWorks
Hơi khó khăn khi so sánh Fusion 360 với Solidworks. Soliworks nói chung có nhiều công cụ dùng cho thiết kế cơ khí hơn, nhưng do Fusion 360 cho phép người dùng khả năng linh hoạt cao cũng như sở hữu một bộ công cụ đa năng và hoàn thiện, nó có thể sánh ngang với Solidworks. Có nhiều những ý kiến trái chiều về việc so sánh hai sản phẩm này, và phần lớn các nhà thiết kế đã chuyển đổi từ Solidworks sang Fusion 360 trong những năm qua.

Cơ bản là mục đích người dùng khi sử dụng chương trình để làm gì. Nhiều nhà thiết kế yêu thích khả năng tạo mô hình của Fusion 360, trong khi những người khác tin rằng Solidworks cung cấp một nền tảng tốt hơn cho những kết cấu top-down phức tạp. Những ai nhận thấy Fusion 360 không hoàn toàn có những khả năng mà họ cần sẽ tìm thấy những điều thiết thực hơn như Solidworks hay Inventor Professional để cảm thấy hài lòng. Cũng nên lưu ý rằng, việc chuyển từ Fusion 360 sang Inventor là một sự điều chỉnh dễ dàng hơn so với việc chuyển từ Fusion 360 qua Soliworks. Để có thêm thảo luận chuyên sâu giữa Fusion 360 và Solidworks, hãy xem bài so sánh khác của chúng tôi gần đây.

Fusion 360 vs Inventor LT
Inventor LT ở mức độ nào đó chưa thể so sánh với Fusion 360. Inventor LT nổi bật với khả năng tạo mô hình linh kiện 3D và tài liệu hóa 2D, Fusion 360 lại cung cấp cho người dùng khả năng linh hoạt cao hơn và trải nghiệm tốt hơn với tính năng tạo nét cho các vật thể độc đáo. Khả năng lưu trữ đám mây, kết xuất hình ảnh, và tính năng cấu kiện của Fusion 360 giúp nó về nhất trong cuộc đua này. Như đã đề cập trong phần so sánh giữa Inventor Professional và Fusion 360, các chương trình này nhằm phục vụ cho những mục đích chuyên nghiệp khác nhau và do đó không dễ dàng để so sánh.

Inventor LT vs SolidWorks
Dù Inventor Professional nhìn chung nổi trội hơn Solidworks, nhưng Inventor LT lại không hoàn toàn như vậy. Sự khác biệt chủ yếu khiến Solidworks dẫn trước Inventor LT chính là khả năng làm việc với cấu kiện của nó. Soliworks đơn thuần có nhiều chức năng hơn Inventor LT và vì thế nó thích hợp hơn để so sánh với Inventor Professional vốn sở hữu nhiều công cụ tốt hơn giúp người dùng hoàn thành công việc.


Sở hữu tất cả trong bộ Autodesk Product Design & Manufacturing Collection

Một trong những lợi thế lớn của phần mềm Autodesk về các lựa chọn cạnh tranh như Solidworks chính là độ bao phủ của công nghệ tương tác. Với các phần mểm trải rộng từ AutoCAD và Inventor dành cho thiết kế 2D và 3D cho tới CAM, giả lập, quản lý dữ liệu và các giải pháp hình ảnh hóa, Autodesk tạo ra các phần mềm cho phép người dùng kết nối toàn bộ dòng công việc lại với nhau. Với bộ chương trình Autodesk Product Design & Manufacturing Collection, người dùng có thể có tất cả mọi công cụ chỉ trong một gói phần mềm tiện ích với mức chi phí phải chăng này. Autodesk cũng đáp ứng các lựa chọn đăng ký linh hoạt cho người dùng, cho phép họ đăng ký thời hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm Inventor Professional hoặc LT, Fusion 360, hoặc bất kỳ những sản phẩm nào khác của Autodesk, Xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn chính xác và đem lại các lợi ích đến khách hàng.

Dowload và sử dụng các phần mềm: Inventor 2019, AutoCAD 2019, AutoCAD Mechanical 2019, AutoCAD Electrical 2019, AutoCAD Plant 3D 2019, AutoCAD MEP 2019, Vault Basic 2019, Nastran-In-CAD 2019, Inventor HSM 2019, HSMWorks 2019, Fusion 360: https://www.autodesk.com/collections/product-design-manufacturing/included-software

TSG Việt Nam là đại lý cung cấp giấy phép bản quyền hãng Autodesk tại thị trường Việt Nam. Hiện tại TSG Việt Nam là đối tác được hãng Autodesk ủy quyền trong việc cung cấp license bản quyền & truyển giao đào tạo cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.


Các loại giấy phép bản quyền như:
- Mua giấy phép bản quyền Product Design & Manufacturing Collection
- Mua giấy phép bản quyền Inventor Professional, bản quyền Inventor, mua Inventor
- Mua giấy phép bản quyền AutoCAD Mechanical, AutoCAD Electrical
- Mua giấy phép bản quyền AutoCAD, AutoCAD LT
- Mua giấy phép bản quyền Autodesk Vault
- Mua giấy phép bản quyền Autodesk Nastran-In-CAD, Inventor HSM, HSMWorks
- Mua giấy phép bản quyền Autodesk Moldflow, Autodesk CFD
  Inventor 2019, mua Inventor 2019, bản quyền Inventor 2019, giá Inventor bản quyền, mua giấy phép inventor 2019

Để hiểu rõ hơn & được tư vấn một giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chi phí đầu tư, đem lại hiệu quả công việc cho khách hàng tốt nhất. Xin vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin để được tư vấn nhanh & chính xác nhất.

Lưu ý: Hiện tại Autodesk cung cấp bản quyền cho các doanh nghiệp. Quý khách vui lòng cung cấp thông tin công ty khi gửi yêu cầu báo giá để được hỗ trợ giá tốt nhất. TSG Việt Nam là đại lý cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm của hãng Autodesk. Cam kết cung cấp giấy phép bản quyền nhanh nhất, giá tốt nhất thị trường.

Trân trọng cảm ơn !

Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
Total load time (116.118.48.94) : 0.06924s