Cụ thể, ngày 14/3, Cục Quản lý Thị trường tại TP.HCM và Hà Nội kiểm tra các cửa hàng thuộc hệ thống bán lẻ của Viettel là 145 Thái Hà (Hà Nội) cùng hai chi nhánh tại TP.HCM là 87 Nguyễn Thị Tú và số 5 Cộng Hòa đã phát hiện hành vi cài đặt phần mềm Windows 7, Office 2010 không bản quyền cho khách hàng mua máy tính Lenovo và Acer.
Tiếp đến, ngày 20/3, Cục Quản lý Thị trường tại Hà Nội tiến hành kiểm tra 3 địa điểm thuộc hệ thống siêu thị điện máy Pico là 76 Nguyễn Trãi, 173 Xuân Thủy và 324 Tây Sơn cũng đều phát hiện siêu thị này cài đặt phần mềm Windows 7, Office 2010 lậu cho máy tính Lenovo, Acer và Dell.
Ba siêu thị của Pico tại Hà Nội đều vi phạm. Ảnh: H.M |
Trước đó, Công ty bán lẻ máy tính Sáng Tạo tại Quận 1 (TP.HCM) cũng bị phát hiện đã tải phần mềm không có bản quyền Microsoft cho máy tính xách tay Compaq.
Trao đổi với ICTnews chiều ngày 13/4/2012, đại điện Công ty Xuất nhập khẩu Viettel đơn vị quản lý 3 cửa hàng trên khẳng định, công ty đã có quy định chặt chẽ về việc nghiêm cấm các nhân viên cài đặt phần mềm không có bản quyền cho khách hàng.Các cửa hàng, siêu thị của Viettel chỉ bán thiết bị, còn việccàiđặt phần mềm sẽ do khách hàngchọn. "Chúng tôiđãđưa ra quyđịnh rất nghiêm ngặt vềvấnđềbản quyềnđối với hệ thống bán lẻ của mình. Tuy nhiên, có thể doáp lực về vệc hỗ trợ khách hàng nên nhân viênđã vi phạm các quyđịnh của công ty.Đây là sai phạm mangtính cá nhân chứ không phải làchủ trương của công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm cho các nhân viên về vấnđề này"đại diệnCông ty Xuất nhập khẩu Viettel nói.
Theo thông tin từ Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của máy tính Việt Nam lên đến 83%, trong khi tỷ lệ trung bình ở Châu Á - Thái Bình Dương là 60%.
Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo những doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phần mềm lậu ngày càng gặp khó khăn khi tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới do một số nước "mạnh tay" loại bỏ những công ty đang sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền khỏi các nguồn cung ứng cho nhà nhập khẩu của họ.
Ví dụ như ở Mỹ(thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với những mặt hàng như dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử…), các bangWashington, Louisiana... đã ban hành "Điều luật Cạnh tranh không lành mạnh" buộc tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu phải sử dụng phần mềm có bản quyền trong mọi hoạt động sản xuất, thương mại với các bang này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp dùng phần mềm lậu có thể bị chính đối thủ có mặt hàng cạnh tranh ở bất kỳ nơi nào trên thế giới hoặc Chưởng lý (người phụ trách vấn đề pháp lý) của các bang khởi kiện.
Nếu không chứng minh được mình sử dụng phần mềm, phần cứng hợp pháp hoặc không chấm dứt việc sử dụng CNTT trái pháp luật trong vòng 90 ngày sau khi nhận được thông báo thì có thể phải bồi thường thiệt hại, tịch thu hàng hóa và nghiêm trọng hơn là xếp trong "danh sách đen" bị cấm vào thị trường Mỹ.
Khi nhiều quốc gia đang đề cao việc sử dụng phần mềm bản quyền thì các doanh nghiệp Việt Nam nếu không sớm tuân thủ sẽ dần mất đi tính cạnh tranh trên các thị trường lớn như Nhật Bản, châu Âu…