Trong khi đó, thiết bị chạy Android sẽ tăng trưởng và dẫn đầu với thị phần 31,1% trong năm 2016, tăng từ 29,4% của năm 2011.
Thiết bị chạy HĐH di động iOS củaApplecũng sẽ tăng trong thời gian này, đạt 17,3% thị phần, tăng từ 14,6% của năm 2011.
Theo Tom Mainelli, Giám đốc Chương trình Thiết bị kết nối di động của IDC cho biết, dù các thiết bị Android tăng trưởng nhưng nhiều hãng sản xuất vẫn khó kiếm được nhiều lợi nhuận trong thị trường này.
Sự tăng trưởng của Android gắn liền với sự phát triển của các thiết bị giá rẻ, ông Mainelli cho biết. Vì vậy, trong khi chúng ta hy vọng hàng chục hãng cung cấp phần cứng chiếm thị phần riêng của họ trong thị trường Android, thì nhiều hãng khác sẽ gặp khó khăn để duy trì lợi nhuận.
Hơn nữa, thị trường Android sẽ không thể lôi kéo các nhà phát triển từ thị trường iOS nhỏ hơn. Ông Mainelli cho biết, chúng ta sẽ thấy một số lớn các nhà phát triển ứng dụng vẫn tiếp tục tập trung nỗ lực vào iOS, vì người dùng iOS luôn sẵn sàng chi tiền cho các ứng dụng chất lượng cao.
Ngoài ra, khi các "thiết bị kết nối thông minh” nhưsmartphone,máy tính bảngvà một số máy tính cá nhân mới đang gia nhập thị trường, thì hiện tượng một người dùng sở hữu nhiều thiết bị sẽ trở nên bình thường, theo IDC. Điều đó sẽ tạo nên một thử thách cho các hãng sản xuất thiết bị.
Ông Bob O’Donnell, Phó Chủ tịch của IDC giải thích, trong tương lai nhiều hãng sản xuất sẽ tích hợp các chức năng này vào một thiết bị duy nhất nhờ tận dụng các dịch vụ và ứng dụng đám mây cá nhân. Đó là thử thách thật sự mà chúng ta thường gọi là "kỷ nguyên hậu máy tính”. Tổng cộng đã có khoảng 916 triệu thiết bị kết nối thông minh được xuất xưởng trong năm 2011, đạt doanh thu 489 tỷ USD, theo báo cáo của IDC.
Năm nay, IDC dự đoán số sản phẩm xuất xưởng sẽ đạt 1,1 tỷ thiết bị, và đến năm 2016 là 1,84 tỷ thiết bị.