Tuy nhiên, có lẽ chúng ta thường quá tập trung vào chỉ trích giao diện mà quên đi rằng, Windows 8 có những cải tiến tốt cho PC. Những cải tiến đó là gì?
Chúng ta đã từng nhắc tới cải tiến này nhiều lần trước đây và không nghi ngờ gì nữa, đây là một tính năng tuyệt vời của Windows 8. Trong cuộc sống hiện đại thì thời gian với chúng ta thật quý giá. Và thật là bực bội khi mà sau khi bấm nút nguồn, chúng ta phải chờ dài cổ hàng phút, hệ điều hành mới khởi động vào đến màn hình nền. Ngay cả người tiền nhiệm Windows 7, mặc dù đã cải tiến về thời gian khởi động, nhưng về cơ bản, chúng ta vẫn phải mất hàng phút mới có thể dùng máy sau khi bật.
Biểu đồ cho thấy cải tiến về thời gian khởi động của Windows 8 so với Windows 7.
Trên Windows 8, mọi chuyện đã khác. Những kiểm nghiệm thực tế cho thấy thời gian khởi động trên các máy dùng HDD thông thường đã giảm xuống còn 30 giây, thậm chí là 20 - 15 giây - một cải tiến quá đáng chú ý. Có được cải tiến này là nhờ Microsoft đã áp dụng một số"mẹo"như để nhân hệ điều hành nằm đệm vào phân vùng tạm chờ thay vì xóa đi rồi phải nạp lại toàn bộ như ở phương thức tắt-bật máy trước đây; các kernel và trình điều khiển phần cứng được lưu vào ổ đĩa và được restore lại khi người dùng khởi động thay vì tắt đi nạp lại như trước đây. Hiểu đơn giản hơn là các thành phần này được áp dụng chế độ"ngủ đông"thay vì tắt đi nên giúp hệ thống tiết kiệm được thời gian nạp chúng.
Nếu đang sử dụng các phiên bản Windows cũ, chắc bạn cũng hiểu sự rắc rối khi muốn phục hồi lại toàn bộ trạng thái PC về 1 trạng thái nào đó. Nói rõ hơn là cài lại hệ điều hanh hoặc ghost máy. Chúng ta thường phải sử dụng các bản ghost, khá lằng nhằng nếu bạn không quá am hiểu về PC. 2 tính năng mới này của Windows 8 sẽ giúp việc phục hồi hệ thống đơn giản hơn rất nhiều.
Trong 2 tính năng này, Reset là tính năng giúp bạn phục hồi PC lại với các cài đặt mặc định, rất giống với việc bạn cài lại hệ điều hành trước đây, nhưng với chỉ 1 lần"bấm nút" duy nhất. Bạn bấm Reset, và hệ thống sẽ tự động phục hồi lại như ban đầu, rất tiện lợi. Tính năng thứ 2 là Refresh tương tự như Reset nhưng nó giúp bạn giữ lại các cài đặt cũng như những tài liệu quan trọng. Đồng thời, như đã nói ở trên, Refresh có chức năng khá giống các bản ghost trước đây, nó cho phép chúng ta tạo điểm ảnh ổ đĩa trước. Nhờ đó, bạn có thể cài đặt các ứng dụng ưa thích của mình, cấu hình hệ thống, sử dụng công cụ để tạo ảnh ổ đĩa. Sau một thời gian sử dụng, nếu nhận thấy hệ thống bị chậm đi do ảnh hưởng từ malware hay các phần mềm độc hại khác, bạn chỉ cần"làm tươi"máy về trạng thái này và mọi thứ sẽ tươm tất như cũ.
Task Manager trên Windows 8 cũng là 1 cải tiến đáng chú ý. Mặc dù có giao diện giống như trên Windows 7 nhưng Task Manager của Windows 8 đã được bổ sung 1 số tính năng hay như quản lý các phần mềm chạy cùng hệ điều hành lúc khởi động (startup), điều mà trước đây, chúng ta thường phải điều khiển bằng cách đánh dòng lệnh msconfig trong hộp thoại Run. Task Manager của Windows 8 cũng cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống cho bạn cái nhìn toàn diện về các tài nguyên máy, tiến trình trao đổi dữ liệu mạng... dưới dạng biểu đồ thời gian thực.
Nếu như trước đây, bạn muốn cài máy ảo,"vọc vạch"1 hệ điều hành ngoài, chẳng hạn như cài Windows XP lên chiếc PC đang chạy Windows 7, những công việc phải thiết lập sẽ khá lằng nhằng. Bạn phải tìm và cài đặt các ứng dụng ngoài như VirtualBox hay VMware. Tuy nhiên, nhờ tính năng Hyper-V của Windows 8, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn. Tất nhiên, việc thiết lập và sử dụng Hyper-V trên Windows 8 cũng sẽ cần đôi chút tìm hiểu nhưng rõ ràng, việc tích hợp công cụ cho phép tạo máy ảo cũng là một điểm rất tuyệt vời của hệ điều hành này.
Nếu như trước đây, việc tìm kiếm ứng dụng thường được thực hiện bằng công cụ Google, thì trên Windows 8 sẽ có 1 chợ ứng dụng mới mang tên Windows Store. Đây không chỉ là nơi dành cho các ứng dụng Metro mà còn là nơi các nhà phát triển ứng dụng dành cho PC truyền thống giới thiệu sản phẩm của họ. Windows Store không chỉ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm ứng dụng mà còn đảm bảo cho độ an toàn được cao hơn do người dùng không sành sỏi có thể click vào các đường link giả mạo trên Google để rồi sau đó tải virus về máy tính.
Cải tiến này có được là nhờ Windows 8 đã loại bỏ giao diện Aero bóng bẩy trên Windows 7, đồng thời, các ứng dụng Metro ngầm sẽ không được khởi chạy nên giúp thiết bị chạy Windows 8, trong đó có laptop, ít hao pin hơn.
Từ khi phát hành Office 2007 thì thanh Ribbon cũng như làn gió mới trong các sản phẩm của Microsoft, và giờ đây Windows Explorer trong Windows 8 đã được đổi tên thành File Explore với lối thiết kế menu theo phong cách Riboon trực quan và năng động hơn dạng menu truyền thống.
Ngoài 4 thẻ chính thì còn một số thẻ động và chỉ xuất hiện khi bạn lựa chọn một đối tượng nào đó. Với lỗi thiết kế mới này thì các thiết lập sẽ hiển thị ngay khi bạn lựa chọn một tab nào đó, như thế sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn khi bạn mở một thư mục chứa ảnh, trên hệ thống Ribbon sẽ xuất hiện các tùy chọn tương tự như bạn đang xem ảnh bằng một ứng dụng chuyên nghiệp.
Hộp thoại Copy/Move được thiết kế lại theo hướng khá hiện đại, cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về tiến trình sao chép hoặc di chuyển đang thực hiện dưới dạng biểu đồ hiển thị sự tăng giảm tốc độ. Ngoài vẻ bề ngoài được làm lại thì việc giải quyết các vấn đề liên quan như trường hợp trùng tên tập tin cũng khá tốt, cung cấp cho người dùng hướng giải quyết tốt tránh tối đa việc nhầm lẫn.
Bên cạnh đó hộp thoại còn được bổ sung tính năng cho phép người dùng tạm dừng tiến trình copy 1 tập tin, điều mà Windows trước đây chưa từng có.